Tin nổi bật

SÂU MỌT VÀ ĐỐI TƯỢNG KHỬ TRÙNG

             SÂU MỌT HẠI KHO

I. Những đặc điểm chung của côn trùng hại kho
    
Côn trùng có mấy kiểu biến thái?
    Trong đời sống phát triển của mỗi cá thể côn trùng phải trải qua một số pha phát triển hình thái khác nhau người ta gọi đó là biến thái ở côn trùng. Thông thường côn trùng có 2 kiểu biến thái cơ thể nhằm duy trì và bảo vệ nòi giống trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng.
- Biến thái hoàn toàn: Côn trùng thuộc kiểu biến thái hoàn toàn trong quá trình phát triển trải qua 04 pha phát triển bao gồm:    
    1. Trứng; 2. Sâu non; 3. Nhộng; 4. Trưởng thành
- Biến thái không hoàn toàn: Các loài côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn (bán hoàn toàn) thì quá trình phát triển chỉ trải qua 03 pha phát triển gồm:
    1. Trứng; 2. Sâu non các tuổi; 3. Trưởng thành
    Tuy nhiên, hầu hết các loài côn trùng hại kho thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) đều thuộc kiểu biến thái hoàn toàn. Do vây, trong quá trình kiểm soát côn trùng đặc biệt là khử trùng ta không chỉ chú ý đến pha trưởng thành mà phải còn chú ý đến các pha phát triển khác của chúng.
    Đặc điểm hình thái của pha trứng?
    Trứng côn trùng được bao bọc ngoài bởi vỏ trứng tiếp đó là màng trứng. Vỏ trứng được cấu tạo bởi protein và chất sáp do tế bào vách ống trứng tiết ra hình thành, tùy theo loài mà vỏ trứng dày hay mỏng khác nhau. Vỏ trứng có chức năng bảo vệ chống thấm tốt nhưng không ngăn cản quá trình trao đổi khí của tế bào trứng. Ở đầu trứng có một hoặc nhiều lỗ nhỏ để thụ tinh, lối cho tinh trùng chui vào trứng để thụ tinh. Trứng là pha khởi đầu của quá trình phát triển của chúng, có sự khác biệt lớn tùy theo từng loài ở kích thước hình dạng và cấu tạo vân của trứng. Nói chung, côn trùng càng nhỏ thì kích thước của trứng cũng rất nhỏ.
    Đặc điểm sinh học và chức năng của pha sâu non?
    Trong quá trình phát triển của côn trùng thì khả năng dinh dưỡng của chúng diễn ra ở pha sâu non hoặc cả pha trưởng thành tùy loài nhưng chủ yếu vẫn là pha sâu non. Do cấu tạo cơ thể chủ yếu là tích lũy dinh dưỡng cho pha tiếp theo lên pha sâu non còn được ví như “khúc ruột có chân”, chính vì lẽ đó mà nhiều loài côn trùng ở giai đoạn trưởng thành không ăn song vẫn có thể tồn tại và sinh sản bình thường. Ở pha sâu non sự tăng trưởng về kích thước rất mạnh mẽ, sở dĩ như vậy được là do chúng có quá trình lột xác trong mỗi lần lột xác như vậy người ta quy ước đó là một tuổi. Sâu từ trứng nở ra được coi là sâu tuổi 1, sau lần lột xác thứ nhất là tuổi 2, lần thứ n là tuổi thứ n+1. Tuy nhiên, thời gian cũng như số tuổi của sâu non còn phụ thuộc vào điều kiện thức ăn và ngoại cảnh tác động…
    Đặc điểm sinh học và chức năng của pha Nhộng?
    Những côn trùng thuộc kiểu biến thái hoàn toàn khi sâu non đẫy sức chúng sẽ lột xác hóa thành nhộng. kiểu lột xác lần này khác so với các lần lột xác trước đó, lần này sẽ giúp sâu non hóa thành nhộng. Kiểu lột xác này còn gọi là lột xác biến thái, trước khi hóa nhộng sâu non thường làm kén, có loài nhả kén hóa nhộng như tằm, có loài lấy những mảnh vụn thức ăn cùng dịch tiết ra ở miệng để làm thành kén để bảo vệ cơ thể trong quá trình hóa nhộng. sau đó chúng nằm yên trong vài giời tùy loài trước khi lột xác hóa nhộng. Pha nhộng thường kéo dài trong thời gian từ 5-7 ngày. Lúc này chúng nằm yên thực hiện quá trình sinh học quan trọng, tiêu giảm một số bộ phận của cơ thể sâu non dần hình thành các bộ phận của pha trưởng thành có thể nói pha nhộng là bản lề của pha sâu non và trưởng thành
    Đặc điểm sinh học và chức năng của pha trưởng thành?
    Pha trưởng thành là pha cuối cùng trong quá trình phát triển của côn trùng, là lần lột xác cuối cùng của sâu non (loài biến thái không hoàn toàn) và chuyển từ nhộng sang trưởng thành do vậy đây cũng được coi là lần lột xác biến thái. Ở pha trưởng thành đã có sự phân biệt rất rõ ràng về giới tính, biểu hiện về kích thước giữa con đực và con cái có sự khác nhau, có loài rất chênh lệch về kích thước nhìn bề ngoài như 2 loài khác nhau…Nếu ở pha sâu non tập trung tích lũy dinh dưỡng thì pha trưởng thành tập trung vào hoạt động của chức năng sinh sản nên người ta ví pha trưởng thành như “cơ quan sinh sản có cánh” để thực hiện pha này nhiều loài thể hiện những tập tính đa dạng và đặc trưng của từng loài. Có loài sự hoá trưởng thành đồng thời với thời điểm chín muồi về sinh dục do vậy sau khi hóa trưởng thành là chúng tiến hành sinh sản ngay mà không tiến hành ăn thêm để bổ sung dinh dưỡng nên những loài côn trùng này miệng đã hoàn thoái hóa, chỉ tập trung vào chức năng sinh sản là chính. Do vậy, chúng thường có thời gian trưởng thành ngắn, chết ngay sau khi thực hiện chức năng sinh sản. Ngược lại một số loài có tính ăn thêm sau khi hóa trưởng thành, cơ quan sinh dục phát triển chưa đầy đủ do vậy chúng cần có thời gian tích lũy thêm dinh dưỡng đến lúc chín muồi về sinh dục để tiến hành sinh sản. Hoạt động ăn thêm của nhóm côn trùng này có thể diễn ra trước, sau hay đồng thời với qua trình sinh sản của chúng. Một số loài côn trùng hại kho thuộc bộ cánh cứng như mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne) hoặc cá loài mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ chúng đề có tính ăn thêm sau khi hóa trưởng thành do vậy thời gian sống của giai đoạn trưởng thành thường kéo dài có khi đến cả tháng… 
    MỘT SỐ LOÀI MỌT HẠI KHO CHÍNH TRONG CÁC KHO BẢO QUẢN
1. SITOPHILUS ORYZAE LINNÉ, (CALANDRA ORYZAE L.)
    Tên việt: mọt gạo 
    Hình dạng mọt gạo gần giống với mọt ngô, nhưng nhu cầu nhiệt độ cao hơn và phát triển mạnh hơn trong gạo, ngô, thóc nhưng cũng thường có mặt ở các ngũ cốc khác. Kích thước cơ thể: 2,3- 3,5mm. Mặt lưng màu nâu đen, không bóng, trên góc mỗi cánh trước có 2 điểm màu đỏ(hình bán nguyệt), đôi khi không rõ. Tấm lưng ngực trước có những lỗ chấm tròn nông, sắp xếp không có quy luật. 
    Nhìn chung đặc điểm sinh học của mọt gạo gần giống với mọt lúa mì (Sitophilus granarius L.) nhưng khả năng sinh sản của nó lớn hơn. Trung bình một con cái đẻ 380 trứng, cao nhất đạt 576 trứng (Zacher, 1964).Trong thời gian phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ. Từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ 270C là 25,5 ngày, ở 170C là 92 ngày. Theo Richards(1945) thời gian phát triển của mọt gạo ở 250C kéo dài hơn mọt ngô (S.zeamais). Tốc độ phát triển và khả năng tăng trưởng quần thể cũng phụ thuộc nhiều vào hàm lượng nước trong gạo (thuỷ phần gạo) cụ thể sẽ tăng lên khi thuỷ phần gạo thay đổi từ 12,2 lên 16,7%. 
    Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mọt gạo có thể bay ra ngoài đồng và đẻ trứng lên lúa sắp thu hoạch. Nhưng thường khi nhiệt độ cao hơn 250C thì hoạt động của mọt ngô chiếm ưu thế hơn mọt gạo (Kiritani, 1959).
    Tuổi thọ của mọt gạo kéo dài khoảng 8 tháng mọt gạo không thể tồn tại ở ngũ cốc quá khô ( thuỷ phần 10%). Thuỷ phần hạt thích hợp nhất cho chúng phát triển là 16% hoạt động sinh dục và đẻ trứng bắt đầu ở nhiệt độ 140C. ở nhiệt độ -60C tất cả các giai đoạn phát triển đều bị chết trong vòng 3 ngày.
    Ở nước ta, mọt gạo có mặt ở khắp nơi và cũng là loài phân bố toàn cầu. Mọt gạo là đối tượng gây hại chủ yếu trong lương thực, đặc biệt ở những kho chứa gạo, ngô. Ở CHLB Đức có tới 55% trường hợp bị hại là do mọt gạo, ở Thổ Nhĩ Kỳ 2/3 số trường hợp bị hại là do mọt gạo. Ở Mỹ, riêng năm 1951ước tính thiệt hại do mọt gạo gây ra vào khoảng 120 triệu đôla. Trong lịch sử người ta cũng đã ghi nhận ở một chiếc tàu chở 145 tấn ngô vào năm 1948, khi cập bến đã sàng ra 3 tấn mọt gạo.
2. SITOPHILUS ZEAMAIS MOTSCHULSKY, 1855 (CALANDRA ZEAMAIS MOTSCH)
    Tên việt: Mọt ngô 
    Cho đến nay, mọt ngô đã được xem như là một loài riêng biệt, rất gần với mọt gạo. 
    Về hình dạng ngoài, mọt ngô rất giống mọt gạo nhưng kích thước cơ thể lớn hơn (3,5-5mm). cánh trước trơn bóng và các điểm màu đỏ trên cánh khá rõ. Các lỗ chấm trên tấm lưng ngực trước thô và dày ở phía trước nhưng chỉ dựa vào hình thái bên ngoài thì rất khó phân biệt với mọt gạo. Do đó việc phân biệt chủ yếu dựa vào dạng cơ quan sinh dục đực (penis) ở mọt gạo có hình bán nguỵệt, còn ở mọt ngô là hình 3 góc. Bề mặt phía trên của penis ở mọt gạo đơn giản, không có lông dài, còn ở mọt ngô thì có 2 lông dài. Đầu máng đẻ trứng của con cái mọt gạo có hình chữ Y, còn của mọt ngô là hình móc nhọn.
    Cũng như mọt gạo, mọt ngô có thể bay được theo Kiritani(1959) thì nó còn bay mạnh hơn mọt gạo cho nên mọt ngô đã gây hại ngay từ ngoài đồng. Trên các ruộng ngô ở Tây Nguyên , mọt ngô thường xuất hiện và phát triển vào thời kỳ chuẩn bị thu hoạch (Bùi Công Hiển, 1985).
    Khả năng sinh trưởng và phát triển của mọt ngô trong ngô hạt là lớn nhất, sau đó mới đến thóc và các ngũ cốc khác. Kết quả nghiên cứu ở Nhật bản xác nhận mọt ngô chịu lạnh tốt hơn mọt gạo và Frey(1962) cho rằng có nhiều khả năng nguồn gốc của mọt ngô là từ vùng ôn đới. 
    Theo điều tra của Piltz(1960) riêng năm 1959 ở CHLB Đức số thiệt hại do mọt ngô gây ra đối với ngũ cốc đã chiếm 19% điều tra trong 222 gian hầm tàu thì có 20 gian hàng bị mọt ngô ăn hại (gồm 18 gian chở ngũ cốc và 2 gian chở hạt có dầu).
3. SITOPHILUS GRANARIUS L. (CALANDRA GRANARIAL.) 
    Tên việt: Mọt thóc, mọt lúa mì (là đối tượng kiểm dịch ). Mọt trưởng thành có màu nâu đậm, đen nhìn bằng mắt thường dễ nhầm lẫn với mọt, cho nên cần giám định qua kính lúp để nhận dạng những đặc điểm sau:
    - Thân hình thon, hẹp, rất bóng
    - Trên mặt lưng ngực trước có những chấm lõm hình bầu dục 
    - Trên cánh cứng không có 4 đốm vàng đỏ như mọt gạo 
    - Đặc biệt nhất cánh trong (cánh màng) đã tiêu giảm (không có cánh trong)
    Ấu trùng có màu trắng với màu nâu co thể cong hình chữ C và cũng không có chân như mọt gạo hay mọt ngô.
    Mọt không có khả năng bay và hoạt động chậm chạp. Trưởng thành và ấu trùng đục vào ăn rỗng hạt. Trứng được đẻ vào chỗ mọt trưởng thành dùng vòi khoét vào hạt ấu trùng và nhộng phát triển hoàn toàn bên trong hạt, sau khi hoá trưởng thành mới đục thành lỗ chui ra ngoài. 
    Trong điều kiện sinh thái thuận lợi vòng đời được hoàn thành trong khoảng 36-43 ngày. nhiệt độ thích hợp cho loài mọt này phát triẻn là 250C và độ ẩm tương đối của không khí là 70%. Chúng ưa thích ăn hại các sản phẩm dạng hạt của ngũ cốc.
4. CAULOPILUS LATINASUS SAY (CAULOPILUS ORYZAE GYLLENHAL) 
    Tên việt: Mọt to vòi 
    Hiện tại loài mọt này đã phát hiện có mặt ở CHLB Đức, Mỹ, Mêhicô, CuBa, Marốc và phía tây Ấn Độ. Chúng phá hại chủ yếu hạt lúa mì, hạt ngô, đậu đỗ, khoai lang và gừng khô.
    Đặc điểm nhận dạng có thể thấy mọt trưởng thành màu nâu đậm đến nâu đen và bóng. Cơ thể dài 3-4mm đầu cũng kéo dài thành vòi như mọt gạo nhưng vòi to và ngắn hơn (nên có tên mọt to vòi). Râu có 9 đốt( râu mọt gạo có 8 đốt) được “mọc” ra từ giữa vòi đốt râu thứ nhất (tính từ gốc râu) dài, đầu phía ngoài chạm tới bờ trên của mắt. đốt cuối cùng của ngọn râu hình bán cầu, màu nâu và có lông mịn. Tấm ngực truớc ngắn chiều dài cánh cứng gấp hai lần chiều dài ngực trước. 
    Mỗi mọt cái đẻ trung bình khoảng 200 trứng tuỳ theo điều kiện môi trường mà vòng đời có thể kéo dài hay rút ngắn, bình thường vào khoảng 52 ngày. Hình thức phá hại và tập tính sống tương tự như mọt gạo.
Mọt thuốc lá
Tên khoa học: Lasioderma serriconne Fabricius
Họ: Anobiidae
Bộ: Coleoptera
Phân bố và tác hại
    Mọt này phân bố khắp thế giới. Ở các vùng của nước ta đều gặp mọt này. Có tài liệu nói rằng mọt này làm thiệt hại thuốc lá nói chung tới 5 % ở Philipin, hàng năm mọt này gây thiệt hại lớn tới thuốc lá. Ngoài thuốc lá mọt này còn phá hại chè, dược liệu, quả khô, bột cá khô, hạt có dầu, tiêu bản động vật, tài liệu, sách báo, có khi gặp chúng trong các kho lương thực. Nói chung nó là loài sâu hại có tính ăn rất rộng, nó gây thiệt hại rất lớn cho thuốc lá, còn đối với các sản phẩm khác, thiệt hại về số lượng do nó gây ra không lớn lắm.
Đặc điểm hình thái
    Dạng trưởng thành: Mọt đực dài 2,5 mm, mọt cái dài 3,0 mm, hình bầu dục ngắn. Chiều dài của thân thường lớn gấp đôi chiều rộng. Nếu nhìn chính diện, có dạng hình trứng, nhìn lập thể là hình cầu, và nhìn nghiêng có dạng vồng lên như lưng lạc đà. 
    Thân màu hồng nâu, có ánh, có nhiều lông nhỏ màu nâu nhạt. Mép sau ngực trước và gốc cánh cứng cao lên trông thấy rất rõ. Đầu lớn thành hình bán cầu, rụt vào dưới ngực trước, vì vậy nếu nhìn từ mặt lưng không thấy đầu. Râu hình răng cưa vó 11 đốt, thường xếp ở phía bụng của đầu, không chìa ra như các loài sâu hại khác.
    Nhìn phía lưng ngực trước thấy mép trước hình thành hình bán cầu, nhìn một bên thấy mép sau cao nhô lên hướng về phía trước, cong về phía sau, nói chung nhìn ngực trước cong úp lại. Nhìn phía lưng cánh cứng thấy gốc cánh và mép sau ngực trước khít lại hình như nối tiếp nhau, đầu cánh cứng hình lượn tròn. Nhìn mặt nghiêng của cánh cứng thấy gốc cánh cao nổi lên và thấp dần về phía đầu cánh. Trên cánh cứng có nhiều điểm nhỏ. 
    Trứng: Dài 0,4 – 0,5 mm, hình bầu dục dài, màu vàng trắng nhạt. Vỏ trứng hơi nhẵn, nhưng một đầu có điểm nhỏ lồi lên.
    Sâu non: Khi mới nở đạt 0,55 mm, rất khác so với sâu non khi đẫy sức, thân mình thẳng và hoạt bát, nhưng khi lớn hoạt động giảm dần và thân ngắn lại. Khi đẫy sức thân dài 4,0 mm, thân cong lại và trở thành có hình chữ C, có vân nếp nhăn, đường kính các đốt gần như bằng nhau, thân màu vàng trắng nhạt, trên mình có nhiều lông rất nhỏ, dài màu vàng kim. Đầu màu vàng nhạt, không có mắt. Trên mình có nhiều đường vân ngang. Mảnh cứng ngực trước màu nâu, 3 đốt ngực trước nở to, đốt bụng cuối cùng lượn cong. Chân có 4 đốt, đoạn ngọn có 1 móng uốn cong. Lỗ thở có dạng hình tròn tới hình trứng.
    Nhộng: Dài 3 mm, rộng 1,5 mm, màu trắng sữa. Mặt sau lưng màu vàng nâu, có ánh. Bụng to và mập.
    Đặc tính sinh vật học
    Có nhiều tài liệu giới thiệu đặc tính sinh vật học của thuốc lá Rummer (1919), Ponell (1931) và Staruatinis (1935) đã nghiên cứu kỹ và đóng góp nhiều tài liệu. Houe và những cộng tác viên của ông đã tổng kết thành những tài liệu về mọt thuốc lá, có thể tóm tắc như sau: 
    Mọt không thích ăn, ưa ánh sáng yếu, độ sáng khoảng 50 lux có sức thu hút mọt rất mạnh, nó hoạt động rất mạnh dưới ánh sáng mờ nhạt. Ở điều kiện 250C và ẩm độ 70 %, con cái sống 31 ngày, con đực 28 ngày, nói chung chỉ bay lúc hoàng hôn và ban đêm, ở trong phòng sau 14h và 2h mọt bay lượn. 
    Từ kén đến nở ra mọt sau 3 ngày thì giao phối, đẻ trứng. Ở 250C đẻ ít nhất 103 trứng, nhiều nhất 126 trứng. Ở 300C, với độ ẩm cao, thời gian trứng khoảng 6 ngày, sâu non lột xác 4 lần. Thời gian tuổi từ 1 – 4, trung bình với số ngày là: 3,9; 3,7; 4,7 và 6, cộng lại là 19,2 ngày và thời gian nhộng là 3,8 ngày. Thời gian thực hiện vòng đời trong cùng một điều kiện như vậy là 29,1 ngày. Trong kho ở Anh, mỗi năm có một lứa. 
    Trong điều kiện nước ta, mọt thuốc lá mỗi năm sinh 3 – 6 lứa. Một vòng đời 44 – 70 ngày, thời kỳ trứng 6 – 10 ngày, sâu non 30 - 50 ngày, nhộng 8 - 10 ngày. Mỗi con cái một đời đẻ được 10 – 100 trứng, thường đẻ rải rác mỗi nơi một trứng, đẻ trên đống lương thực, trong kẽ bao bì, trên gân thuốc lá hay kẽ lá. Mọt có thể sống được 18 – 40 ngày, thích ở nơi tối, nó hoạt động mạnh vào ban đêm và những ngày râm mát, những ngày nắng nó không hoạt động. Mọt bay, bò khỏe và có tính giả chết. 
    Theo Zaklatnôi (Liên Xô) trong điều kiện thích hợp, mọt có thể phát triển quanh năm. Ở độ nhiệt 550C, mọt và sâu non chết sau 2 giờ. Ở -50C đến -100C, tất cả các giai đoạn phát triển của mọt thuốc lá chết trong 3 ngày, còn ở -3,90C, chết trong 7 ngày.


Tư vấn và khảo sát miễn phí mời liên hệ hotline: 0904 813 959

Các tin khác