Chuột là thủ phạm gây ra gần 40 bệnh ký sinh trùng và vi sinh vật khác nhau, đem đến những dịch bệnh chết người. Điển hình là:
Dịch hạch và sốt:
Do loài bọ chét của chuột Xenopsilla cheopris có thể trực tiếp nhảy sang người gây ban đỏ, nổi mẩn và ngứa. Bệnh nặng có thể dẫn tới tử vong .
Bệnh viêm màng não:
Do loài ký sinh Myobia musculi, Notoedres muris và Notoedres cuniculi lây sang người gây ra các. Sau khi ký sinh vào người, sẽ di chuyển đến phần chất xám của não, phát triển tiếp thành dạng giun xoắn chưa chín muồi,.
Bệnh giun xoắn đường ruột ở người: do ký sinh trùng giun, sán tạo ra các u hạt trong ruột non.
Bệnh chân voi: Do loài giun chỉ Brugia malayi khi ký sinh vào cơ thể người
Bệnh gạo sán gan: Ký sinh trùng ở chuột là trung gian tạo ra loài sán dây gây nên.
Bệnh tiên mao trùng: Các loài chuột có thể lây truyền cho người qua các ký sinh trùng máu nguy hiểm (Trypanosoma cruzi và Trypanosoma rangeli).
Bị chuột cắn không chỉ đau, vết thương dễ bị nhiễm khuẩn, mà còn có thể mắc một số bệnh nguy hiểm, đáng chú ý là bệnh dại và bệnh sodoku.
Bệnh dại:
Đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, hiện vẫn chưa có cách gì chữa được khi đã lên cơn. Thường nói đến bệnh dại, chúng ta chỉ nghĩ đến loài chó vì chó là thủ phạm chính gây trên 90% các trường hợp dại ở người. Nhưng loài chó cũng không giữ độc quyền truyền bệnh dại. Nhiều loài súc vật máu nóng khác cũng có thể mắc bệnh này như mèo, chuột, lợn, ngựa, chó sói, cáo, chồn, dơi hút máu..
Khi chuột dại cắn người chúng cũng truyền virut dại cho người qua vết cắn. Về cách xử trí khi bị súc vật mắc bệnh dại cắn cũng giống như đối với chó dại. Phải tiêm ngay vacxin phòng dại đủ liều giống như khi bị chó cắn mà sau đó con chó bị đập chết hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được.
Bệnh sodoku:
Bệnh này được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản và được đặt tên là sodoku (tiếng Nhật: so là chuột, doku là chất độc). ở Ðông Dương và nhiều nước châu á bệnh này cũng đã được phát hiện từ rất lâu. Bệnh gây ra do một vi khuẩn hình sợi xoắn giống như cái lò so, dài khoảng 1,5 đến 3 micromet. Trong thiên nhiên, loài chuột, nhất là chuột cống, chuột đồng là nguồn lưu trữ mầm bệnh nhiều nhất. Người ta đã tìm thấy trong máu của hai loài chuột này có tới 10 đến 20% mang xoắn khuẩn.
Ngày nay vì loài chuột tăng sinh rất nhiều và sống ở khắp nơi, nên bệnh sodoku có ở gần khắp thế giới. Triệu chứng chính của bệnh như sau: Khi bị chuột mắc bệnh cắn phải, xoắn khuẩn sẽ theo nước bọt chuột xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Chỗ cắn bị viêm rồi dần dần bị loét, kèm theo nổi hạch ở vùng lân cận. Xoắn khuẩn vào máu, lan tràn khắp cơ thể rồi cư trú trong các cơ quan như gan, thận, thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng... Từ các nơi cư trú này xoắn khuẩn sẽ vào máu từng đợt gây ra các đợt sốt. Người bệnh bị sốt kéo dài 4-5 ngày rồi hạ sốt đột ngột, ra nhiều mồ hôi, toàn trạng đỡ hẳn trong một vài ngày, sau đó lại xuất hiện đợt sốt thứ hai kéo dài 2-4 ngày rồi lại đỡ 5-7 ngày trước khi bị đợt sốt thứ ba. Số lượng đợt sốt có thể từ 7-20 đợt hoặc hơn nữa. Càng về sau khoảng cách giữa các đợt sốt càng dài ra, có khi tới hàng tuần, hàng tháng. Trong những trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ sốt vài ba đợt. Ngoài da thường thấy xuất hiện những nốt ban đỏ, nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc có những nốt phồng, nốt mẩn. Các nốt này bắt đầu xuất hiện từ vết cắn, sau lan nhanh ra ngoài, đôi khi lan ra toàn bộ một bên tay, bên chân. Cũng có một số bệnh nhân không có phát ban.
Bệnh nhiều khi diễn biến nặng, nếu không điều trị chu đáo, có thể bị suy kiệt rồi chết.
Trước kia người ta điều trị bệnh sodoku bằng novacsenon là một loại asen hữu cơ, nay dùng kháng sinh. Cách phòng bệnh này chủ yếu là diệt chuột và đề phòng chuột cắn, nhất là khi nằm ngủ ban đêm nên mắc màn.
Tư vấn và khảo sát miễn phí mời liên hệ hotline: 0904 813 959