Tin nổi bật

Hỏi đáp về khử trùng
 
    Tại sao phải khử trùng hàng hóa?

- Khử trùng hàng hóa trước khi xuất khẩu là quy định quốc tế nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa việc phát tán các đối tượng côn trùng, sinh vật hại giữa các quốc gia trên thế giới bằng con đường lưu thông hàng hoá.

- Khử trùng bảo quản hàng hóa nông lâm sản tồn trữ trong kho là việc cần thiết khắc phục nạn “mất mùa trong nhà” đối với sản xuất nông nghiệp.

- Khử trùng gỗ bao bì, vật chèn lót trong thương mại Quốc tế. (pallet gỗ, thùng kiện gỗ, tấm gỗ kê, vật chèn lót bằng gỗ): Phòng trừ sự phát tán các vi sinh vật sống kí sinh trong các mạch gỗ (các loại tuyến trùng, giun nhỏ,... ) giữa các quốc gia trên thế giới.

Thời gian khử trùng bằng phosphin tối thiểu là bao nhiêu?

- Để diệt được côn trùng trong lô hàng khử trùng thì hàng hóa cần phải được ủ thuốc trong một thời gian vừa đủ để thuốc đạt được nồng độ cần thiết mới có thể tiêu diệt được côn trùng. Để diệt được các pha phát triển của côn trùng cần có thời gian tối thiểu là 120h ủ thuốc liên tục. Do thuốc khử trùng AlP không trực tiếp tác động lên côn trùng mà chất diệt côn trùng chính là khí PH­3 được giải phóng ra trong phản ứng sau:

AlP + 3H2O = PH3 + Al(OH)3

Cần chú ý gì khi sử dụng phosphin trong khử trùng?

- Không sử dụng nhôm phosphua để khử trùng những hàng hóa tươi sống

- Khi khử trùng bằng nhôm phosphua (AlP) không treo thuốc ở nơi có nguy cơ ẩm ướt

- Không để một lượng lớn AlP một chỗ khi khử trùng mà phân bố đều quanh khu vực khử trùng

- Tránh để tình trạng hàng hóa chèn lên thuốc khi khử trùng như vậy có thể gây cháy

- Tuyệt đối chấp hành việc an toàn lao động trong khử trùng

- Khu vực khử trùng phải độc lập khu dân cư và có cảnh báo khử trùng

Hàng hoá sau khử trùng có tác dụng ngăn chặn côn trùng không?

- Hàng hóa sau khử trùng côn trùng hoàn toàn có thể tái nhiễm trở lại lô hàng nếu như chúng ta không có biện pháp bảo vệ, ngăn chặn sau đó. Do mục đích của chúng ta là sử dụng được hàng hóa sau khử trùng vì thế cho lên các chất khử trùng được sử dụng hầu như không bị vật thể khử trùng hấp phụ mà các loại khí này sẽ được giả phóng ra ngoài sau thời gian cách ly và trả lại trạng thái ban đầu của lô hàng. Chính vì lẽ đó lên sau khử trùng muốn khống chế quá trình xâm nhiễm trở lại của côn trùng thì chúng ta cần có thêm các biện pháp hỗ trợ để có thể bảo vệ hàng hóa tốt hơn.

Tác hại chính do côn trùng hại kho gây ra là gì?

- Làm hao hụt lớn về trọng lượng hàng hóa tồn trữ

- Làm kém phẩm chất hàng hóa theo yêu cầu sử dụng

- Làm nhiễm bẩn hàng hóa thông qua quá trình trao đổi chất của côn trùng và nấm mốc

- Làm tốn chi phí giải quyết hậu quả

- Làm mất các giá trị tinh thần (các sản phẩm văn hóa, bảo tàng) cần lưu giữ cho nhiều thế hệ

- Làm mất hạt giống cho mùa vụ kế tiếp

Côn trùng hại kho gây hại chính ở pha nào?

Trong quá trình phát triển của côn trùng hại kho thông thường trải qua 4 pha phát dục Trứng - sâu non - nhộng - Trưởng thành. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về côn trùng hại kho thì các pha gây hại chủ yếu là pha sâu non và trưởng thành. Tuy nhiên, có tới 60 – 70 % thiệt hại về nông sản do côn trùng gây ra là ở giai đoạn sâu non.

Cần phải báo trước cho TCFC bao lâu khi có nhu cầu khử trùng?

TCFC luôn phục vụ quý khách hàng 24/24 giờ kể cả ngày nghỉ. Để thuận lợi cho khách hàng trong công việc cũng như có sự chủ động của các kỹ thuật viên thực hiện nhằm đáp ứng tốt nhất về các yêu cầu kỹ thuật, khách hàng nên thông báo trước cho chúng tôi trong vòng 24h đối với khử trùng Container. Còn với việc khử trùng khối lượng lớn quý khách thông báo cho TCFC càng sớm càng tốt để chúng tôi có thể khảo sát, lập phương án giúp cho việc khử trùng được thuận lợi.

Không dùng Methyl bromide khử trùng cho những mặt hàng nào?

Không dùng Methyl bromide khử trùng cho hàng hóa có chứa hợp chất Muối Iốt, Muối Natri hiposunfit, các hợp chất sunfua, Natri hydrocacbonnat, các vật liệu bằng cao su tự nhiên, nhân tạo, da, len, sợi nhân tạo chế từ cacbondisunfua, than hoạt tính, Hóa chất ảnh, giấy ảnh, giấy bạc, đậu tương dễ bị phá hủy khi tiếp xúc với Methyl bromide

Tác dụng của việc dán giấy và chất hút ẩm?

Trong không khí ở điều kiện bình thường luôn tồn tại một lượng nước nhỏ khoảng 30g/m3 khi hàng hóa được xếp vào trong Container trong qua trình vận chuyển nhiệt độ trong cont hàng luôn cao, duy trì trong khoảng 60-700C làm cho quá trình thoát hơi nước diễn ra càng mạnh. Trong khi đó nhiệt độ môi trường lại thấp hơn, khi nước bốc hơi lên thành, vách cont gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ tạo thành giọt nước rơi trên bề mặt hàng hóa, làm ẩm hàng gây ra hiện tượng hô hấp mạnh xảy ra trên hàng hóa, sau quá trình đó là các loại nấm mốc phát triển gây hư, hỏng hàng hóa. Như vây, tác dụng của việc dán giấy và sử dụng chất chống ẩm nhằm duy trì độ ẩm không khí trong cont ở mức an toàn không gây nguy hại cho hàng hóa.

Cần có biện pháp gì để đảm bảo cho lô hàng lẻ sau khử trùng?

- Hàng hóa sau khi khử trùng không có tác dụng ngăn chặn côn trùng sau ki khử trùng do vậy việc hạn chế sự trở lại của côn trùng đối với lô hàng khử trùng là rất cần thiết các biện pháp hạn chế như sau:

+ Hàng lẻ phải được cách ly với các hàng chưa khử trùng

+ Không xếp trong Container hàng chưa khử trùng

+ Phải được bao cách ly bên ngoài bằng PE

+ Không để lưu kho quá 30 ngày trước khi xuất khẩu đối với hàng có chèn lót bằng gỗ

Tại sao vật liệu chèn lót bằng gỗ lại phải khử trùng và đóng dấu xác nhận trước khi xuất khẩu?

Để tránh tình trạng lan truyền côn trùng giữa các quốc gia trên thế giới bằng con đường giao thường thì hàng hóa trước khi xuất khẩu phải xử lý khử trùng và được kiểm tra bởi cơ quan kiểm dịch thực vật của nước sở tại. Tuy nhiên, trong quá trình xuất hàng luôn có các vật liệu chèn lót bằng gỗ đi kèm như (thùng đóng hàng, Pallet, thanh chèn Container …), thông thường những vật liệu này hay được tái sử dụng cho các chuyến hàng khác để xuất khẩu. Việc xác định nguồn gốc của chúng là rất khó khăn và không thực hiện được. Chính vì lẽ đó mà tổ chức IPPC (International Plant Protection Convention) đã ban hành quy định ISPMs 15 (International Standards of Phytosanitary Measures) trên toàn cầu nhằm thống nhất những loại vật liệu chèn lót này phải được xử lý trước khi đóng hàng xuất khẩu bằng các biện pháp mà quy định này đã nêu

Hàng hóa phải xếp như thế nào để thuận lợi cho khử trùng?

Cần có biện pháp gì để hạn chế sự xâm nhiễm của côn trùng hại kho?


Tư vấn và khảo sát miễn phí mời liên hệ hotline: 0904 813 959

Các tin khác