Tin nổi bật

Hóa chất khử trùng xông hơi
CELPHOS 56%
 
    Thuốc xông hơi là những chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc hóa học khác nhau, tác động đến các loài dịch hại khác nhau và các pha phát dục khác nhau của dịch hại. Do tính chất như vậy lên chất xông hơi được xếp vào nhóm riêng.

    Các chất xông hơi có thể ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí, khi sử dụng chúng có thể tạo thành thể khí và xâm nhập qua bộ máy hô hấp của dịch hại, gây độc cho cơ thể dịch hại.
    Dưới đây là một số loại hóa chất khử trùng đã và đang được sử dụng để khử trùng hàng hóa.

Nhôm Phốt phua. (ALP)

Tên hóa học: Aluminium photphua.

Tên gọi khác: Bekaphot, Gastoxin, Phostoxin, Alphos, Quickphos, Celphos, Celphide, Celphine....

Đặc tính: Thuốc dạng bột màu đen hặc xám tro, ít tan trong nước, khi để ra ngoài không khí, dưới tác động của hơi nước AlP bị thủy phân tạo ra khí photphine (PH3) và một lượng nhỏ diphotphine (P2H4). Khi PH3 đạt từ 26,15 – 27,06g/m3 dễ gây cháy nổ khi gặp vật nóng hoặc tia lửa điện, còn khí P2H4 rất dễ tự cháy nổ trong không khí khi ở nồng độ thấp do vậy trong chế phẩm AlP còn có chất chống cháy như Ammonicacbonat nhằm tạo ra CO2 và NH3 để kìm hãm sự cháy của PH3 và của P2H4.

PH3 là chất khí không màu có mùi tỏi có tỷ trọng xấp xỉ bằng không khí (1,183) không tan trong nước, ăn mòn Đồng và hợp kim của đồng và Vàng bạc. Không ảnh hưởng đến mùi vị, màu sắc nhân tạo cũng như tự nhiên của sản phẩm được xông hơi. Không ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt giống. PH3 rất đốc với người ở nồng độ 205ppm, người hít thở trong thời gian 60’ sẽ bị chết. Nếu ở nồng độ 1400ppm người hít trong thời gian 5-10’ sẽ bị chết.

PH3 có tính khuếch tán mạnh có thể xâm nhập vào bên trong các đống hạt nông sản, kể cả bột mỳ, diệt được các loại mọt đục thân tre nứa. PH3 ít bị hấp phụ bởi các vật thể xông hơi, không lưu lâu trong các vật được xông hơi. Thời gian cách ly tối thiểu của: Bột mỳ, gạo, hạt có dầu, đậu đỗ, chè khô cà phê thuốc lá, cây dược liệu, lạc dừa cùi là 14 ngày, các sản phẩm khác là 3-4 ngày. Thực phẩm có thủy phần cao từ 18% không khử trùng bằng PH3

Để kiểm tra sự rò rỉ của PH3 ta có thể dùng phức chất Iot – Thủy ngân tẩm vào giấy, khí PH3 sẽ làm cho giấy chuyển từ màu trắng sang màu vàng nhạt hoặc màu hồng tùy theo khí bị rò ra ngoài nhiều hay ít.

Methyl bromide : CH3Br

Tên hoá học: Methybromide.

Tên gọi khác: Bromomethane, Dowfume, Celfume MeBr.

Đặc tính: ở nhiệt độ và áp suất bình thường, thuốc ở thể khí không màu, không mùi vị. Ở áp suất cao (được nén trong bình thép) thuốc ở dạng lỏng. Tỷ trọng ở thể lỏng là 1,732(ở 00C), tỷ trọng ở thể khí là 3,27(ở 00C). Thuốc ít tan trong nước, dễ tan trong nhiều dung môi hữu cơ và bản thân Methyl bromua lại là chất dung môi của các chất mỡ, hắc ín, cao su….Methyl bromua có nhiệt độ sôi thấp: 4,60C.

Khí Methyl bromua không gây hại cho bông, vải, giấy, tơ, thuốc nhuộm, không làm giảm khả năng nảy mầm của hạt, không làm cháy lá cây, không ăn mòn kim loại (trừ nhôm, mage và hợp kim của chúng).Ở nồng độ cao(500g/m3), khí Methyl bromua có thể bốc cháy khi gặp tia lửa điện hoặc các nguồn lửa khác. Tuy nhiên trong việc dùng khử trùng, methyl bromua chỉ được dùng ở nồng độ thấp (10-100g/m3) nên không gây nguy hiểm. LD50 qua miệng đối với chuột là 214 mg/kg, nếu hít thở trong nhiều giờ không khí có chứa 100-200 ppm hoặc hít thở trong 30-60 phút không khí có chứa 1000 ppm CH3Br thì sẽ bị chết. Trong thời gian cách ly: 14 ngày.

Sử dụng: Methyl bromua có độ bay hơi nhanh và có tính khuếch tán mạnh, thuốc xâm nhập vào các đống hàng hóa, nông sản rất nhanh và sâu. Thuốc tương đối ít bị hấp phụ bởi các vật xông hơi, vì vậy Methyl bromua được dùng để xông hơi các kho nông sản, kho giống, kho hàng hóa khác, nhà kính trồng cây để trừ chuột, nhện, tuyến trùng, côn trùng.

Khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật, Methyl bromua sẽ chuyển thành rượu Metylic và hydro bromua tiếp theo rượu metinic bị ô xy hóa chuyển thành fomadehit.

CH3Br + H2O → CH3OH

CH3OH + O → CH2O + H2O

Methyl bromide khi chưa chuyên hóa đã có thể gây mê cơ thể sống, khi vào cơ thể chuyển hóa thành rượu Metylic gây độc, làm tê liệt hệ thần kinh. Focmandehit trong tế bào sẽ gây ra những biến đổi sâu sắc trong thành phần tế bào do vậy gây độc nghiêm trọng đối với cơ thể sinh vật

CH3Br rất độc ở nồng độ thấp khó nhận biết do vậy thuốc thường cho thêm 2-3% Clopirin làm chất báo hiệu nguy hiểm vì Clopirin gây kích thích niêm mạc mắt (căy mắt)

Những hàng hóa chứa các hợp chất muối iot, Natri hyposunfit, các hợp chất sunfua, Natri hydrocacbonnat, các vật liệu bằng cao su tự nhiên, nhân tạo, da, len, dạ, sợi nhân tạo chế từ Cacbondisunfua, than hoạt tính, xenlophan, hóa chất ảnh, giấy ảnh, giấy bạc, đậu tương dễ bị phá hủy hư hỏng khi tiếp xúc với CH3Br do vậy không dùng CH3Br để khử trùng xông hơi cho những mặt hàng trên.

Ngoài 02 loại hóa chất chính trên được sử dụng cho khử trùng thì còn có một số hóa chất khác cũng được sử dụng trong khử trùng như: Clopicrin (CCl3NO2), Hydroxianua

Clopicrin (CCl3NO2)

Thuốc còn có tên là: Nitrocloroform, Triclonitrometan

Lý tính: Ở 200C độ bay hơi là 184,5g/m3, tốc độ bay hơi là 2,5gam/phút

Trong lượng riêng: 1,65, không bốc cháy, gây nổ

Hóa tính: Có tính chất hóa học bên vững, Clopicrin phân hủy tạo tạo thành fotgen có tính độc cao đối với người, tạo axít có thể ăn mòn kim loại, làm hỏng tơ lụa. Clopicrin (CCl3NO2) rất dễ bị hấp phụ và chậm khuếch tan do vây sau khử trùng cần phải có thời gian cách ly dài để vật thể xông hơi hả hết chất độc.

Đối với thực vật thuốc có thể gây bỏng các bộ phận sinh trưởng, gây hại phôi hạt giống vì vậy không dùng Clopicrin (CCl3NO2) để khử trùng hạt giống. Nên sử dụng để khử trùng kho rỗng dùng để chứa đựng hạt giống, khử trùng đất với nồng độ tử 16 – 40gam. Thời gian xông hơi từ 3-5 ngày


Tư vấn và khảo sát miễn phí mời liên hệ hotline: 0904 813 959

Các tin khác