Tin nổi bật

Mọt thuốc lá
Mọt thuốc lá
 
Tên khoa học: Lasioderma serriconne Fabricius

Họ: Anobiidae

Bộ: Coleoptera

Phân bố và tác hại

Mọt này phân bố khắp thế giới. Ở các vùng của nước ta đều gặp mọt này. Có tài liệu nói rằng mọt này làm thiệt hại thuốc lá nói chung tới 5 % ở Philipin, hàng năm mọt này gây thiệt hại lớn tới thuốc lá. Ngoài thuốc lá mọt này còn phá hại chè, dược liệu, quả khô, cá khô, hạt có dầu, tiêu bản động vật, tài liệu, sách báo, có khi gặp chúng trong các kho lương thực. Nói chung nó là loài sâu hại có tính ăn rất rộng, nó gây thiệt hại rất lớn cho thuốc lá, còn đối với các sản phẩm khác, thiệt hại về số lượng do nó gây ra không lớn lắm.

Đặc điểm hình thái

    Dạng trưởng thành: Mọt đực dài 2,5 mm, mọt cái dài 3,0 mm, hình bầu dục ngắn. Chiều dài của thân thường lớn gấp đôi chiều rộng. Nếu nhìn chính diện, có dạng hình trứng, nhìn lập thể là hình cầu, và nhìn nghiêng có dạng vồng lên như lưng lạc đà.

    Thân màu hồng nâu, có ánh, có nhiều lông nhỏ màu nâu nhạt. Mép sau ngực trước và gốc cánh cứng cao lên trông thấy rất rõ. Đầu lớn thành hình bán cầu, rụt vào dưới ngực trước, vì vậy nếu nhìn từ mặt lưng không thấy đầu. Râu hình răng cưa vó 11 đốt, thường xếp ở phía bụng của đầu, không chìa ra như các loài sâu hại khác.

    Nhìn phía lưng ngực trước thấy mép trước hình thành hình bán cầu, nhìn một bên thấy mép sau cao nhô lên hướng về phía trước, cong về phía sau, nói chung nhìn ngực trước cong úp lại. Nhìn phía lưng cánh cứng thấy gốc cánh và mép sau ngực trước khít lại hình như nối tiếp nhau, đầu cánh cứng hình lượn tròn. Nhìn mặt nghiêng của cánh cứng thấy gốc cánh cao nổi lên và thấp dần về phía đầu cánh. Trên cánh cứng có nhiều điểm nhỏ.

    Trứng: Dài 0,4 – 0,5 mm, hình bầu dục dài, màu vàng trắng nhạt. Vỏ trứng hơi nhẵn, nhưng một đầu có điểm nhỏ lồi lên.

    Sâu non: Khi mới nở đạt 0,55 mm, rất khác so với sâu non khi đẫy sức, thân mình thẳng và hoạt bát, nhưng khi lớn hoạt động giảm dần và thân ngắn lại. Khi đẫy sức thân dài 4,0 mm, thân cong lại và trở thành có hình chữ C, có vân nếp nhăn, đường kính các đốt gần như bằng nhau, thân màu vàng trắng nhạt, trên mình có nhiều lông rất nhỏ, dài màu vàng kim. Đầu màu vàng nhạt, không có mắt. Trên mình có nhiều đường vân ngang. Mảnh cứng ngực trước màu nâu, 3 đốt ngực trước nở to, đốt bụng cuối cùng lượn cong. Chân có 4 đốt, đoạn ngọn có 1 móng uốn cong. Lỗ thở có dạng hình tròn tới hình trứng.

    Nhộng: Dài 3 mm, rộng 1,5 mm, màu trắng sữa. Mặt sau lưng màu vàng nâu, có ánh. Bụng to và mập.

Đặc tính sinh vật học

    Có nhiều tài liệu giới thiệu đặc tính sinh vật học của thuốc lá Rummer (1919), Ponell (1931) và Staruatinis (1935) đã nghiên cứu kỹ và đóng góp nhiều tài liệu. Houe và những cộng tác viên của ông đã tổng kết thành những tài liệu về mọt thuốc lá, có thể tóm tắc như sau:

    Mọt không thích ăn, ưa ánh sáng yếu, độ sáng khoảng 50 lux có sức thu hút mọt rất mạnh, nó hoạt động rất mạnh dưới ánh sáng mờ nhạt. Ở điều kiện 250C và ẩm độ 70 %, con cái sống 31 ngày, con đực 28 ngày, nói chung chỉ bay lúc hoàng hôn và ban đêm, ở trong phòng sau 14h và 2h mọt bay lượn.

    Từ kén đến nở ra mọt sau 3 ngày thì giao phối, đẻ trứng. Ở 250C đẻ ít nhất 103 trứng, nhiều nhất 126 trứng. Ở 300C, với độ ẩm cao, thời gian trứng khoảng 6 ngày, sâu non lột xác 4 lần. Thời gian tuổi từ 1 – 4, trung bình với số ngày là: 3,9; 3,7; 4,7 và 6, cộng lại là 19,2 ngày và thời gian nhộng là 3,8 ngày. Thời gian thực hiện vòng đời trong cùng một điều kiện như vậy là 29,1 ngày. Trong kho ở Anh, mỗi năm có một lứa.

    Trong điều kiện nước ta, mọt thuốc lá mỗi năm sinh 3 – 6 lứa. Một vòng đời 44 – 70 ngày, thời kỳ trứng 6 – 10 ngày, sâu non 30 - 50 ngày, nhộng 8 - 10 ngày. Mỗi con cái một đời đẻ được 10 – 100 trứng, thường đẻ rải rác mỗi nơi một trứng, đẻ trên đống lương thực, trong kẽ bao bì, trên gân thuốc lá hay kẽ lá. Mọt có thể sống được 18 – 40 ngày, thích ở nơi tối, nó hoạt động mạnh vào ban đêm và những ngày râm mát, những ngày nắng nó không hoạt động. Mọt bay, bò khỏe và có tính giả chết.

    Theo Zaklatnôi (Liên Xô) trong điều kiện thích hợp, mọt có thể phát triển quanh năm. Ở độ nhiệt 550C, mọt và sâu non chết sau 2 giờ. Ở -50C đến -100C, tất cả các giai đoạn phát triển của mọt thuốc lá chết trong 3 ngày, còn ở -3,90C, chết trong 7 ngày.

Giải pháp hiệu quả cho loại côn trùng này là dùng bẫy mọt thuốc lá  với cơ chế dùng pheramone dẫn dụ và dính mọt vào tấm keo dính tiện lợi và không gây độc hại cho môi trường


Tư vấn và khảo sát miễn phí mời liên hệ hotline: 0904 813 959

Các tin khác